Kể từ ngày 1/8 đến nay, Chi cục Thuế quận Bình Thạnh còn tồn đọng gần 300 hồ sơ, đa số là hồ sơ đăng bộ thuộc các trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế có phát sinh nghĩa vụ tài chính.
Theo ông Trần Minh Nhã - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận Bình Thạnh, sau khi nhận được chỉ đạo của Cục Thuế TPHCM, đơn vị đã huy động toàn bộ cán bộ thuộc bộ phận lệ phí trước bạ nhà đất bắt tay vào xử lý hồ sơ, làm việc cả Chủ nhật.
Lãnh đạo Chi cục Thuế quận Bình Thạnh cho hay, so với các địa phương khác, lượng hồ sơ đất đai tồn đọng của đơn vị không nhiều do trước đó đã giải quyết hầu hết các hồ sơ đăng bộ cho những trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhưng không phát sinh nghĩa vụ tài chính.
Tại Chi cục Thuế TP Thủ Đức hiện đang có hơn 1.800 hồ sơ chưa được xử lý. Được hình thành từ 3 chi cục thuế (quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức) và là khu vực có tình hình giao dịch bất động sản sôi động nên TP Thủ Đức có lượng hồ sơ đất đai tồn đọng nhiều nhất TPHCM.
Chiếm đa số trong lượng hồ sơ đất đai tồn đọng tại Chi cục Thuế TP Thủ Đức là hồ sơ đăng bộ cho các trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế có phát sinh nghĩa vụ tài chính. Hơn 300 hồ sơ cấp giấy chứng nhận cũng chưa được giải quyết.
Theo ông Phan Văn Dũng - Chi cục trưởng Chi cục Thuế TP Thủ Đức, để đẩy nhanh công tác xử lý hồ sơ, ngay khi nhận được chỉ đạo của Cục Thuế, đơn vị đã tăng cường cán bộ cho bộ phận thuế trước bạ nhà đất.
Do lượng hồ sơ tồn đọng khá lớn nên lãnh đạo Chi cục Thuế TP Thủ Đức cho biết đã yêu cầu các bộ phận chuyên môn trình kế hoạch giải quyết chi tiết và thời hạn hoàn thành để phê duyệt, thực hiện.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Tiến Dũng - Cục phó Cục Thuế TPHCM, sau khi được UBND TPHCM giao phối hợp với các sở, ngành liên quan giải quyết các hồ sơ đất đai tồn đọng từ ngày 1/8 theo hướng sử dụng bảng giá đất hiện hành, Cục đã có chỉ đạo khẩn đến các chi cục thuế trực thuộc.
Theo đó, chi cục trưởng các chi cục thuế phải ưu tiên, tập trung nguồn lực để giải quyết các hồ sơ đất đai đã tiếp nhận từ ngày 1/8 trở đi trong thời gian sớm nhất. Cùng với các chi cục thuế, cán bộ tại Cục Thuế TPHCM sẽ làm việc cả các ngày thứ Bảy và Chủ nhật để đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ.
Lãnh đạo Cục Thuế cho biết, chi cục trưởng các chi cục thuế phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức quá trình xử lý hồ sơ đất đai, không để phát sinh phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực.
Ông Dũng thông tin thêm, ngay trong ngày đầu (tức 22/9), tại các chi cục thuế đã có 1.800 hồ sơ được xử lý. Cục Thuế sẽ chỉ đạo các đơn vị nỗ lực giải quyết hồ sơ tồn đọng nhanh nhất có thể.
Do tình trạng phức tạp, vị giáo sư lại có nhiều bệnh nền nên đã được chuyển tới Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.
ThS.BS Nguyễn Bá Cường chia sẻ, người bệnh nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, xét nghiệm tiểu cầu chỉ còn 8 G/L, kháng thể kháng Dengue dương tính yếu, suy tim rất nặng.
Bệnh nhân được điều trị và chăm sóc đặc biệt nhưng sau 2 ngày không cải thiện, các bác sĩ quyết định phải sử dụng kỹ thuật cao nhất trong hồi sức tích cực là kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO).
Các bác sĩ nhận thấy diễn biến bệnh không giống sốt xuất huyết Dengue nên Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành hội chẩn toàn viện, sau đó phát hiện bệnh nhân bị sốt rét ác tính biến chứng suy đa tạng. Người bệnh đã được sử dụng thuốc chống sốt rét, truyền các chế phẩm máu và duy trì ECMO.
“Việc duy trì ECMO trong thời gian dài đối với bệnh nhân này rất khó khăn trong quá trình theo dõi do tiểu cầu thấp không thể sử dụng được chống đông, nguy cơ tắc quả tim phổi nhân tạo và nguy cơ nhồi máu tái diễn. Nếu tiếp tục dùng chống đông, nguy cơ chảy máu ồ ạt rất cao, cùng với đó là bệnh nhân thuộc nhóm máu hiếm nên việc huy động số lượng lớn máu là bất khả thi”, Ths.BS Bá Cường cho biết thêm.
Sau 8 ngày chạy máy ECMO, cùng với việc truyền khoảng 20l máu thuộc nhóm máu hiếm (Rh-), tình trạng bệnh nhân cải thiện dần và được kết thúc chạy ECMO vào ngày 4/10. Người đàn ông này cũng được ngừng thở máy vào ngày 9/10. Sau 4 tuần được điều trị, chăm sóc, bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch và các chỉ số dần hồi phục. Vào ngày 13/10, ông được chuyển viện, chăm sóc một thời gian trước khi đủ điều kiện sức khỏe để trở về Bỉ.
TS.BS Đỗ Ngọc Sơn - Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, nhấn mạnh, mặc dù bệnh sốt rét đã không còn phát hiện ở Việt Nam từ rất lâu, các triệu chứng và điều trị chỉ còn trong sách vở giảng dạy nhưng phải luôn nghĩ đến sốt rét với những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như đi từ các vùng dịch tễ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.